Tuần vừa rồi, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra dự báo mới về tăng trưởng cả năm 2021 của Việt Nam. Con số này giảm với dự báo hồi tháng 12/2020 do tác động của dịch bệnh trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã bổ sung thuốc kháng vi-rút Molnupiravir vào danh mục thuốc điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà, thử nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh.

 


WORLD BANK HẠ DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM CÒN KHOẢNG 4,8% NĂM 2021

 

Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra dự báo tăng trưởng cả năm 2021 của Việt Nam ở mức 4,8%, giảm 2 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 12/2020.

Con số được đưa ra vào ngày 24 tháng 8 trong ấn bản mới nhất của Taking Stock – bản cập nhật sáu tháng của WB về kết quả hoạt động kinh tế của Việt Nam, trong đó nhận định rằng kinh tế Việt Nam đang phải chịu tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19.

 

Theo WB, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng vững chắc ở mức 5,6% trong nửa đầu năm 2021, nhưng hiện nay đang phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát trong nước và lan ra hầu hết các địa phương từ cuối tháng 4.

 

Trong tháng 07, doanh số bán lẻ giảm 19,8% so cùng kỳ năm trước, là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 04 năm 2020, Chỉ số sức mua hàng (PMI) cũng giảm đáng kể. Về kinh tế đối ngoại, cán cân thương mại hàng hóa đã chuyển sang thâm hụt trong vài tháng qua, khi các nhà đầu tư nước ngoài phần nào thể hiện sự thận trọng. Các chuỗi cung ứng và các khu công nghiệp bị gián đoạn do dịch COVID-19 tái bùng phát diện rộng dường như đã buộc các đơn vị xuất khẩu phải tạm thời đóng cửa nhà máy hoặc đình hoãn sản xuất.

Nền kinh tế Việt Nam liệu có phục hồi vào nửa sau năm 2021 hay không? Điều đó còn tùy thuộc vào kết quả kiểm soát đợt dịch COVID-19 bùng phát hiện nay, hiệu quả triển khai vắc-xin, và hiệu suất của các biện pháp tài khóa nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình bị ảnh hưởng, và để kích thích phục hồi” theo lời ông Rahul Kitchlu, Quyền Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

 

Tuy nhiên, WB cũng khẳng định, mặc dù rủi ro theo hướng suy giảm đã gia tăng, nhưng các yếu tố căn bản của vẫn vững chắc và nền kinh tế Việt Nam có thể quay lại với tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức từ 6,5 đến 7% từ năm 2022 trở đi.

 

Bên cạnh phân tích về những xu hướng gần đây của nền kinh tế, ấn phẩm kỳ này, dưới tiêu đề “Việt Nam số hóa – Con đường đến tương lai”, đi sâu vào những gì Việt Nam cần thực hiện để đạt được tham vọng trở thành một trong những nền kinh tế số tiên tiến nhất trên thế giới. Khủng hoảng do COVID-19 đã đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số của nền kinh tế trong nước khi ngày càng nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam cung cấp dịch vụ trực tuyến. Chính phủ cũng tăng cường số hóa các thủ tục và cơ sở dữ liệu của mình.

Nguồn: The World Bank

 


VIỆT NAM SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG VI RÚT MOLNUPIRAVIR ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN COVID-19

 

Bộ Y tế đã bổ sung thuốc kháng vi-rút Molnupiravir vào danh mục thuốc điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà trong một chương trình thử nghiệm ​​bắt đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 27/08.

 

Hiện tại, các doanh nghiệp sản xuất thuốc Molnupiravir trong nước đã sẵn sàng tài trợ lô thuốc đầu tiên với 16.000 liều, đến 5/9/2021 sẽ cung cấp thêm 100.000 liều (tổng cộng 116.000 liều, tương ứng 2.320.000 viên Molnupiravir 400mg).

 

Theo Bộ Y tế, lô thuốc Molnupiravir 300.000 viên loại 200mg (tương đương trên 7.500 liều) đầu tiên vừa được nhập khẩu từ Ấn Độ về Việt Nam trong ngày 23/8 và lô thứ hai với 1.700.000 viên 200mg (tương đương khoảng 50.000 liều) đến vào ngày 28/8.

Trong bối cảnh các ổ dịch đang bùng phát ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam, mục tiêu của chương trình là giúp giảm bớt áp lực cho các bệnh viện và giảm tỷ lệ tử vong. Bệnh nhân COVID-19 có các triệu chứng nhẹ sẽ được nhân viên y tế tư vấn về chương trình điều trị. Những ai đồng ý tham gia sẽ được phát một túi thuốc có hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc tại nhà.

 

Chương trình được sự hỗ trợ của các nhà sản xuất thuốc, các tập đoàn trong nước, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, lực lượng đặc nhiệm, trạm y tế cơ động tại TP.HCM và các đơn vị khác.

Nguồn: Tuổi Trẻ News

 

————————————————————–

Last week, the World Bank (WB) released a new forecast for Vietnam’s GDP in 2021. This figure is lower than the previous prediction in December 2020 due to the impact of the pandemic in recent times. In addition, the Ministry of Health has added the antiviral drug Molnupiravir to the list of medicines used in treating COVID-19 patients at home, tested in Ho Chi Minh City.

 


WORLD BANK CUTS VIETNAM GDP GROWTH PROJECTION TO 4.8 PCT

 

The World Bank (WB) has projected Vietnam’s GDP to expand by 4.8 percent in 2021, two percentage points lower than its previous prediction in December 2020.

The figure was released on August 24 at the latest edition of Taking Stock – the WB’s biannual update on Vietnam’s economic performance – highlighting the financial pains associated with the most recent COVID-19 outbreak.

 

Vietnam has posted a robust economic performance of 5.6 percent in the first half of this year, but the latest wave of Covid with over 365,000 cases since the end of April has caused it to lower its projection.

 

In July, retail sales fell by 19.8 percent year-over-year (y/y), the most significant drop since April 2020, while the Purchasing Managers’ Index also declined significantly. On the external front, the merchandise trade balance turned into a deficit over the past few months while foreign investors have demonstrated some caution. In addition, it appears that disruptions in industrial zones and supply chains caused by the broad-based COVID-19 resurgence have forced exporters to close factories temporarily or delay production.

“Whether Vietnam’s economy will rebound in the second half of 2021 will depend on the control of the current Covid-19 outbreak, the effective vaccine rollout, and the efficiency of the fiscal measures to support affected business and households, and to stimulate the recovery” Rahul Kitchlu, the bank’s acting country director for Vietnam, said in a report released Tuesday.

 

But the bank assured that while downside risks have heightened, economic fundamentals remain solid in Vietnam, and the economy could converge toward the pre-pandemic GDP growth rate of 6.5-7 percent from 2022 onward.

 

In addition to analyzing the recent trends of the economy, this edition, titled “Digital Vietnam – The Path to Tomorrow”, focuses on what Vietnam needs to do to realize its ambition of becoming one of the most advanced digital economies in the world. The COVID-19 crisis has accelerated the digital transformation of the local economy as an increasing number of businesses in Vietnam are now offering their services online. In addition, the government has also enhanced the digitalization of its procedures and databases.

Source: The World Bank

 


VIETNAM TO USE ANTIVIRAL DRUG MOLNUPIRAVIR FOR TREATING COVID-19 PATIENTS AT HOME

 

The Ministry of Health has added the antiviral drug Molnupiravir to the list of medicines used in treating COVID-19 patients at home in a pilot program started in Ho Chi Minh City on 27/08. 

 

At present, the domestic manufacturers of Molnupiravir are ready to sponsor the first batches of the drug with 16,000 doses. Some 100,000 additional doses will be given to Vietnam on September 5 (a combined 116,000 doses of Molnupiravir are equal to 2.32 million 400-milligram tablets).

Meanwhile, a shipment of 300,000 200-milligram Molnupiravir pills (or 7,500 doses) imported from India arrived in Vietnam on 23/08 afternoon, and an additional 1.7 million 200-milligram tablets were delivered on 28/08.

Amid the ongoing outbreaks in Ho Chi Minh City and some southern provinces, the program’s objective is to help ease pressure on hospitals and lower death rates. COVID-19 patients suffering mild symptoms will be advised by medical staff about the program. Those who agree to participate will be given a bag of medicine with detailed guidelines for their home-based care.

 

The program has been supported by domestic drug manufacturers, local corporations, the Vietnam Young Physicians’ Association, task forces, mobile medical stations in Ho Chi Minh City, and other units.

 

Source: Tuổi Trẻ News

—–

Hotline