Những năm gần đây, sự bùng nổ của công nghệ đã giúp những phát minh mới thay đổi cách các doanh nghiệp vận hành và thật là một thiếu sót nếu không nhắc đến cơn sốt mang tên “game hóa” (gamify). Phong trào “game hóa” đã được diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực trải dài từ giáo dục, y tế, kinh doanh và xã hội,… và đã đạt được những tín hiệu vô cùng khả quan. Bên cạnh đó, “game hóa” không chỉ dừng lại ở một công nghệ mà nó là một tổ hợp của nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến khác mà các doanh nghiệp cần phải học hỏi và nắm bắt.

Thời đại của việc áp dụng và liên tục cải biên công nghệ:

Trong thời đại công nghệ số, việc sử dụng và cải tiến công nghệ đã trở thành một yếu tố tiên quyết đối với các doanh nghiệp. Nó không chỉ giúp cho các doanh nghiệp cải thiện năng suất và hiệu quả làm việc mà còn giúp tăng cường tính cạnh tranh và khả năng thích ứng với thị trường.

Theo một nghiên cứu của McKinsey & Company, các công ty lớn mà đã áp dụng công nghệ và trở thành nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ đã có tăng trưởng doanh thu lên vượt bậc đồng thời và cắt giảm một lượng lớn chi phí hoạt động. Một ví dụ điển hình là công ty Amazon, họ đã áp dụng công nghệ để tối ưu quy trình vận chuyển và cung cấp sản phẩm đến khách hàng với tốc độ nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ ngày nay đã không còn dừng lại ở việc chỉ mua và áp dụng một cách máy móc, ngoài việc rót tiền, các doanh nghiệp cũng cần phải liên tục nghiên cứu, thay đổi và tiến hóa những công nghệ trong tay mình để có thể luôn trong trạng thái “cập nhật” với thế giới. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp cũng cần phải thường xuyên theo dõi, đánh giá và cập nhật so với thế giới và đảm bảo rằng những giải pháp công nghệ trong tay mình luôn được cải biên để hoạt động hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Nơi hội tụ của những công nghệ đỉnh cao

Source: Esports broadcasting and production

Theo bài báo “What is Esports and why people watch it?”, thuật ngữ “eSports” – thể thao điện tử là sự kết hợp của hai khái niệm cơ bản là thể thao và điện tử, thường được dùng để chỉ những nội dung thể thao có sử dụng kịch bản của trò chơi điện tử hay mô phỏng lại các môn thể thao truyền thống trên nền tảng kĩ thuật số để thi đấu/ cạnh tranh giữa những vận động viên (người chơi chuyên nghiệp). Thể thao điện tử cũng có cho mình những luật lệ thi đấu và cách tính thành tích dựa trên những môn thể thao thực (nếu có). Để được gọi là thể thao điện tử thì không dừng lại ở những trò chơi điện tử đơn thuần mà còn phải đảm bảo tính chuyên nghiệp và cạnh tranh công bằng giữa những người tham gia. Đơn giản hơn, chúng ta có thể hiểu “thể thao điện tử” là việc những người tham gia thi đấu, cạnh tranh các “trò chơi điện tử” một cách chuyên nghiệp. Nói ngắn gọn, chúng ta có thể hiểu Esports là kết quả của quá trình “game hóa” định nghĩa thể thao.

Esport là một trong những ngành công nghiệp đang phát triển nhanh nhất trên thế giới và đang được đầu tư rất nhiều về công nghệ. Một công nghệ đang được áp dụng rộng rãi trong Esport là công nghệ 5G. Với tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn, độ trễ thấp hơn và khả năng xử lý lớn hơn, 5G có thể giúp tăng cường trải nghiệm chơi game của người dùng. Các giải đấu Esport cũng sử dụng 5G để truyền tải hình ảnh và âm thanh chất lượng cao tới khán giả trên toàn thế giới.

Ngoài ra, công nghệ trực tuyến (streaming) cũng đóng một vai trò quan trọng trong Esport. Các giải đấu Esport có thể được phát sóng trực tiếp trên nhiều nền tảng trực tuyến như Twitch, YouTube và Facebook, giúp thu hút hàng triệu khán giả trên toàn thế giới. Công nghệ streaming cũng giúp các đội tuyển và cá nhân chơi game có thể trực tiếp stream quá trình chơi của mình và thu hút sự quan tâm của người hâm mộ.

Bên cạnh đó, các công nghệ mới như trực tuyến thực tế ảo (virtual reality) và tăng cường thực tế (augmented reality) cũng đang được áp dụng trong Esport để tăng cường trải nghiệm của người dùng. Ví dụ, công ty Intel đã phát triển một trò chơi VR mang tên Project Alloy, cho phép người chơi tương tác với trò chơi bằng cách sử dụng tay và chân của họ. Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong Esport giúp tăng cường trải nghiệm chơi game, tạo ra một môi trường cạnh tranh chuyên nghiệp và thu hút nhiều khán giả. Theo báo cáo của Newzoo được trích lại bởi tạp chí Brands Vietnam, vào năm 2020, số người xem giải đấu Esport trên toàn cầu đã chạm mốc 435,9 triệu khán giả, với doanh thu sấp sỉ đạt ngưỡng 1 tỷ USD. Điều này cho thấy rõ ràng sự quan tâm và tiềm năng của Esport trong tương lai, và việc áp dụng các công nghệ mới và tiên tiến sẽ giúp phát triển thị trường Esport to lớn hơn nữa.

Lá cờ đầu cho một kỷ nguyên số

Sự phát triển của ngành thể thao điện tử đã tạo ra nhiều công việc mới. Theo nghiên cứu của Robert Walters, số lượng việc làm liên quan đến eSports đã tăng gấp đôi vào năm 2018 và dự kiến ​​sẽ tăng tiếp trong tương lai. Các số liệu thống kê đã cho thấy, số người xem trực tuyến các giải đấu eSports trên toàn cầu đã đạt 443 triệu người, dự kiến ​​sẽ tăng lên 646 triệu người vào năm 2023. Ngoài ra, thị trường eSports toàn cầu đạt giá trị 1,08 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng trưởng lên 1,62 tỷ USD vào năm 2024. Không nằm ngoài xu thế, thị trường eSports Việt Nam có giá trị khoảng 30 triệu USD và dự kiến ​​sẽ tăng trưởng ở mức hơn 16% mỗi năm trong giai đoạn 2020-2025.

Newzoo cũng chỉ ra chi phí cho các thiết bị cần thiết để chơi game (gaming gears) dự kiến sẽ chạm mốc 13 tỷ USD vào cuối năm. Các công ty sản xuất cũng đang chạy đua trong quá trình nghiên cứu và tung ra các dòng sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của cộng đồng game thủ. Một dòng tiền dồi dào khác của ngành đến từ việc các tổ chức eSports chi rất nhiều tiền cho việc phát triển và cập nhật công nghệ trong các tựa game cũng như các giải đấu. Riot Games – công ty game của nhiều tựa game nổi tiếng đã chi khoảng 100 triệu USD để phát triển và ổn định chất lượng của trò chơi cũng như các giải đấu ở nhiều cấp độ. Ngoài ra, các tổ chức truyền thông số cũng không ngần ngại bạo chi cho bản quyền của những giải đấu có quy mô của nhiều tựa game khác nhau nhằm phục vụ tốt nhất yêu cầu của khán giả. Những thành quả vô cùng ấn tượng đã phản ánh sự quan tâm sâu sắc của không chỉ cộng đồng mà còn các doanh nghiệp vào công tác tổ chức, chuẩn bị của bộ môn thể thao đặc biệt này.

Có thể thấy rằng eSports là một lĩnh vực phát triển nhanh chóng và ngày càng trở thành một thị trường có tiềm năng về kinh tế trong thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Các hoạt động liên quan đến eSports đã tạo ra ảnh hưởng lớn đến nhiều nhân tố kinh tế ở Việt Nam, bao gồm thị trường lao động, xã hội, giáo dục và công nghệ.

Đối với thị trường lao động nói riêng, sự lớn mạnh của ngành công nghiệp thể thao điện tử có thể mở ra một chân trời hoàn toàn mới cho người lao động. Nhiều ngành nghề mới đã và sẽ tiếp tục xuất hiện với mức thu nhập cạnh tranh như nhân viên quản lý sự kiện, giám đốc sản xuất, nhà phát triển, chuyên gia truyền thông và nhiều người chơi chuyên nghiệp,… Theo báo cáo của VTV, lĩnh vực eSports ở Việt Nam đã giúp giải quyết khoảng hơn 20.000 việc làm trực tiếp và đồng thời thúc đẩy các lĩnh vực lân cận như truyền thông, kinh doanh, dịch vụ, … Các ngành nghề có liên quan đến quản lý sự kiện, truyền thông đa phương tiện, marketing,… được xem là những ngành nghề có nhiều cơ hội nhất, bên cạnh kinh tế, sản xuất cũng được hưởng lợi từ Esport.

Theo Thông Tư của Bộ Công Thương, lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu và phân phối các phụ kiện Esport được đánh giá là một trong những ngành hàng triển vọng trong ngành công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử. Ngoài ra, các ngành liên quan đến khoa học kỹ thuật cũng sẽ đi lên cùng với sự phát triển của Esport. Để đáp ứng những yêu cầu khắc khe của người chơi, các nhà làm game sẽ cần phải tìm kiếm những công ty, những nhà thiết kế đồ họa, chuyên gia vận hành và lập trình,… để có thể mở rộng thị trường. Điều này sẽ giải quyết bài toán thiếu công việc đúng ngành mà Việt Nam đang vướng phải. Theo rất nhiều nguồn báo cáo khác nhau như Newzoo, Vietnamnet,… các sự kiện eSports có một sức lan tỏa vô cùng mãnh liệt trong cộng đồng trẻ Việt Nam. Điều này góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng và tạo ra những giá trị văn hóa sáng tạo và đa dạng.

Tổng quan gaming creators tại Việt Nam theo Apota Group

Với tất cả những thành tựu đã được trong thời gian qua, eSports mang trong mình nhiều kỳ vọng để phát triển thành sân chơi cho thời đại mới – nơi hội tụ của những tinh hoa con người và công nghệ. Ngoài ra, với làn sóng “chuyển đổi số” đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, eSports cũng sẽ là một cầu nối lý tưởng để đem con người đến gần hơn với các đỉnh cao công nghệ. Với mục tiêu toàn cầu hóa, toàn diện hóa, eSports sẽ hứa hẹn là một chủ đề nóng hổi được khai thác tại Việt Nam trong tương lai.

Tin, ảnh: Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học (DSA)

Hotline