Với mỗi tác phẩm luôn là một hành trình dài của những tác giả sáng tác, diễn viên những người đam mê sáng tạo, hoạt động nghệ thuật. Loại hình kịch nói là loại hình nghệ thuật của phương Tây, du nhập vào nước ta từ cuối Thế kỷ XIX. Nơi đầu tiên kịch nói đặt chân tới là Sài Gòn – mảnh đất được biết đến với sự năng động, cởi mở, thuộc khu vực Nam Bộ. Trải qua quá trình thích ứng với văn hóa, thăng trầm xã hội của Sài Gòn, kịch nói đến nay đã mang một phong vị riêng, để lại dấu ấn đặc sắc trên mảnh đất Sài Gòn và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của một bộ phận người dân nơi đây.

Tuy gặp không ít khó khăn và trắc trở với vấn đề sân khấu, nhân lực, bằng nhiệt huyết và sự yêu nghề, Sân khấu kịch Hồng Vân và người nghệ sĩ vẫn ngày ngày dày công bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa này. Ngoài những nghệ sĩ, những người đam mê bộ môn nghệ thuật này, người trẻ cũng có thể góp một phần để nét đẹp này không bị mai một ngay từ việc tìm hiểu và chiêm ngưỡng những màn biểu diễn của các bộ môn nghệ thuật sân khấu ấy. 

Tại Sân Khấu kịch Hồng Vân, qua các lớp đào tạo diễn xuất, các bạn sẽ được học tập bài bản các kỹ thuật phục vụ diễn xuất: Diễn xuất trước ống kính, Kỹ thuật biểu diễn, Kỹ thuật phát âm, Kỹ thuật hình thể, Thanh nhạc, Kỹ thuật hóa trang và trang điểm, Múa ….. Sau mỗi khóa học sẽ là những đợt thi tốt nghiệp để đánh dấu những thành quả mà các nghệ sĩ và các học viên đã trải qua thời gian dài tập luyện.

Với sự hợp tác cùng Sân Khấu kịch Hồng Vân, chương trình nghệ thuật “Mỗi tác phẩm, một hành trình” hứa hẹn sẽ mang đến những vở kịch được các bạn học viên đầu tư công phu, kỹ lưỡng, hoành tráng dành cho sinh viên UEH trải nghiệm và cảm thụ loại hình nghệ thuật này.

 

  • Trích đoạn Tiếng trống Mê Linh

Nói về cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ của hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị, mang lại độc lập trong 3 năm cho người Việt tại đây. Trước khí thế chống đối của các thủ lĩnh người Việt, Tô Định đã giết Thi Sách để hy vọng dập tắt sớm ý định chống đối. Thù chồng bị giết càng khiến Trưng Trắc hành động gấp rút trong việc khởi binh chống nhà Hán. Trích đoạn thể hiện rõ nét sự dằn xé, đau khổ nhưng đầy mạnh mẽ của Trưng Trắc, khi phải lựa chọn giữa một bên tình yêu non sông đất nước và một bên là tình riêng nhỏ bé.

  • Trích đoạn Cánh đồng bất tận

Dựa trên tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Cánh đồng bất tận là câu chuyện về một người đàn ông bị vợ phụ tình đâm ra căm ghét đàn bà và say mê trong những ý định trả thù những người phụ nữ bước qua đời ông ta mà quên đi trách nhiệm của mình với hai đứa con dứt ruột đẻ ra. Đến một ngày, một cô gái điếm len chân vào cuộc đời họ, làm xáo trộn cuộc đời họ: thằng con đuổi theo hình bóng của cô gái không chịu được sự bạc ác của người cha; đứa con gái trong tận cùng của tủi nhục và đau đớn gắng chìa tay ra để kéo người cha về phía thế giới của mình nhưng vô vọng. Hai cha con gần sát nhau trong cơn hoạn nạn mà vẫn thuộc về hai thế giới xa cách. Mỗi người là khối cô đơn tuyệt đối không chỉ đối với thế giới của người khác mà ngay cả ở thế giới của chính mình.

  • Trích đoạn Nghĩa Trang Bất ổn

Là một chuỗi những câu chuyện bi, hài, kinh dị ở một nghĩa trang âm u. Nơi tưởng như chỉ dành cho người chết nhưng lại xảy ra những câu chuyện cảm động, những mâu thuẫn gia đình, bộc lộ những lòng tham và cả những sự lừa đảo.

 

Đăng ký tại: https://es.ueh.edu.vn/dichvu/chitiet/10109

Địa điểm: Hội trường A.116 – UEH Nguyễn Đình Chiểu

Thời gian: 18h00, thứ sáu ngày 04/11/2022

Hotline